Các Bệnh Ngứa Ngoài Da Và Cách Chữa Trị

Da bị mẩn đỏ, sần sùi, ngứa ngáy ... là các triệu chứng phổ biến của các bệnh ngoài da gây ngứa thường gặp. Mặc dù các triệu chứng này sẽ không gây nguy hiểm tuy nhiên về lâu dài thì nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và các hoạt động thường ngày của người bị ngứa. Hãy cùng Canesten tìm hiểu các bệnh liên quan đến ngứa da thường gặp và cách điều trị bệnh ngứa da tại nhà bạn nhé.

1. Ngứa da là bệnh gì?

Ngứa da là một trong những bệnh lý phổ biến về da gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khiến bạn muốn gãi. Tùy thuộc vào các nguyên nhân gây nên bệnh mà các dấu hiệu xuất hiện trên da cũng khác nhau, thông thường sẽ xuất hiện các dấu hiệu: Da bị đỏ, sần sùi hoặc gồ ghề. Nếu gãi nhiều lần trên vùng da bị ngứa có thể dẫn đến chảy máu hoặc nhiễm trùng.

Xem thêm: Da tay bị ngứa có sao không? Cách chăm sóc da tay mềm mịn

2. Nguyên nhân gây ngứa da? Các loại bệnh ngoài da gây ngứa

Nguyên nhân gây ngứa da có thể đến từ các vấn đề bên ngoài da, do kết cấu, tình trạng từng loại da hoặc do các bệnh lý bên trong cơ thể. Những bệnh lý gây ngứa da:

da khô
  • Da khô: Đây được xem là một trong những nguyên nhân gây ngứa da phổ biến hiện nay. Nếu bạn bị ngứa da nhưng không xuất hiện bất kỳ vết sưng đỏ nào thì khả năng cao có thể da khô là nguyên nhân.
viêm da cơ địa
  • Viêm da cơ địa: Thường được gọi là eczema là một bệnh viêm da mạn tính có liên quan đến yếu tố di truyền, rối loạn chức năng miễn dịch và biểu bì và các yếu tố môi trường, trong đó ngứa là biểu hiện chính của những ai bị viêm da cơ địa.
viêm da tiếp xúc
  • Viêm da tiếp xúc: Viêm da do tiếp xúc (CD) là viêm da cấp tính do các chất gây kích ứng hoặc dị ứng. Triệu chứng chính của bệnh là ngứa.
các bệnh nội khoa
  • Các bệnh nội khoa: Các loại bệnh ngoài da gây ngứa có thể là triệu chứng của các bệnh lý có từ trước, chẳng hạn như bệnh gan, bệnh thận, thiếu máu, tiểu đường, các vấn đề về tuyến giáp, đa u tủy hoặc ung thư hạch.
  • Rối loạn thần kinh:  Ví dụ như bệnh đa xơ cứng, dây thần kinh bị chèn ép và bệnh zona (herpes zoster).
  • Tình trạng tinh thần. Ví dụ như lo lắng, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và trầm cảm.
  • Kích ứng và phản ứng dị ứng. Len, hóa chất, xà phòng và các chất khác có thể gây kích ứng da và gây phát ban và ngứa. Ngoài ra, còn có thể do phản ứng với một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc giảm đau có chất gây mê (opioid) có thể gây ngứa da.
  • Nhiễm nấm da: Bệnh này thường gặp ở các nước nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, hay môi trường kém vệ sinh cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển lây lan. Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh là  phát ban có vảy, da đổi màu và thường gây ngứa.

Xem thêm: Ngứa khắp người nhưng không nổi mẩn là bệnh gì? 

3. Triệu chứng ngứa da

Da bị ngứa có thể ảnh hưởng đến các vùng nhỏ trên cơ thể như da đầu, cánh tay, chân hoặc nặng hơn là ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và có thể gây nấm da toàn thân. Da bị ngứa có thể không có những dấu hiệu thay đổi nào rõ rệt trên da hoặc là có những dấu hiệu rõ rệt như:

  • Da xuất hiện mẫn đỏ

  • Da bị ngứa và bong tróc

  • Da xuất hiện các mảng hình vòng và khác với màu da của những vùng xung quanh

  • Da có mùi mốc hoặc mùi khó chịu

Đôi khi tình trạng này có thể kéo dài rất lâu, gây khó chịu cho bạn. Nếu bạn cứ chà xát hoặc gãi thì tình trạng sẽ ngày càng tệ hơn.

Nếu tình trạng này kéo dài liên tục và ngày càng trở nặng nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, các hoạt động hàng ngày thì bạn nên đến gặp các bác sĩ da liễu tư vấn và đánh giá về tình trạng bệnh nhé.

4. Cách điều trị bệnh ngứa da

Hầu hết da bị ngứa không phải là bệnh nghiêm trọng, tuy nhiên về lâu dài nó vẫn ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống của bạn. Khi hợp bị ngứa da kéo dài thì bạn cần phải đến gặp bác sĩ để biết được nguyên nhân cụ thể để loại bỏ tác nhân gây ngứa này. Bạn cũng cần lưu ý hạn chế chà xát hoặc gãi mạnh gây tổn thương làn da và khiến cơn ngứa nặng hơn. Trong các trường hợp khẩn cấp thì dưới đây là một vài cách xoa dịu cơn ngứa tạm thời bạn có thể tham khảo:

vải ướt
  • Đắp một miếng vải ướt, lạnh hoặc túi đá lên vùng da bị ngứa. Làm điều này trong khoảng 5 đến 10 phút hoặc cho đến khi cơn ngứa thuyên giảm.
dưỡng ẩm da
  • Dưỡng ẩm cho làn da của bạn. Luôn chọn một loại kem dưỡng ẩm không chứa chất phụ gia, hương liệu và nước hoa.
tấm nước ấm
  • Tắm bằng nước ấm - không quá nóng: chỉ tắm bằng tắm vòi hoa sen trong 10 phút.
  • Sử dụng kem dưỡng da, xà phòng và chất tẩy rửa “không có chất tạo mùi” để giảm thiểu kích ứng. 
  • Thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ da liễu
  • Mặc quần áo rộng rãi, quần áo sử dụng chất liệu cotton. Các loại vải có cảm giác thô ráp khác có thể gây kích ứng da, gây ngứa dữ dội cho bạn.
  • Tránh thay đổi nhiệt độ quá cao. Duy trì một môi trường tương đối mát mẻ, độ ẩm trung tính trong ngôi nhà của bạn. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong mùa đông nếu bạn dễ bị khô da và bị viêm da dị ứng.
  • Giảm căng thẳng, vì căng thẳng có thể làm cho cơn ngứa của bạn tồi tệ hơn.

Nguồn tham khảo:

“Itchy skin (pruritus) - Symptoms and causes - Mayo Clinic”: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/itchy-skin/symptoms-causes/syc-20355006

Ngứa - Rối loạn Da liễu - Cẩm nang MSD - Phiên bản dành cho chuyên gia.”: https://www.msdmanuals.com/vi/chuy%C3%AAn-gia/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-da-li%E1%BB%85u/ti%E1%BA%BFp-c%E1%BA%ADn-%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-b%E1%BB%87nh-nh%C3%A2n-da-li%E1%BB%85u/ng%E1%BB%A9a

Itchy skin (pruritus) - Symptoms and causes - Mayo Clinic”: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/itchy-skin/symptoms-causes/syc-20355006

How to relieve itchy skin”: https://www.aad.org/public/everyday-care/itchy-skin/itch-relief/relieve-itchy-skin

CH-20230410-12

 

Bài viết liên quan

Các bước chăm sóc da toàn thân hàng ngày để phòng ngừa nấm da

Da tay bị ngứa có sao không ? Cách chăm sóc da tay mềm mịn

Có rất nhiều cách chăm sóc da tay tại nhà, nhưng nếu không tìm hiểu kỹ có thể gây tình trạng ngứa kéo dài. Điều này khiến cho vùng da tay bị tổn thương, ảnh hưởng không tốt đến sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. Vậy cách chăm sóc da tay tại nhà như thế nào là hiệu quả?

TÌM HIỂU THÊM
Chế độ dinh dưỡng cho người đang bị bệnh ngoài da

Chế độ dinh dưỡng cho người đang bị bệnh ngoài da

Một chế độ ăn uống hợp lý đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh da liễu ngoài da. Các bệnh ngoài da thường gặp thường không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh.

TÌM HIỂU THÊM
Nguyên nhân và cách ngăn ngừa lang ben ở tuổi dậy thì

Tổng hợp thực phẩm tốt cho da bạn nên biết

Lão hoá da khi về già là một vấn đề mà bất kỳ chị em phụ nữ nào cũng lo sợ. Tuy nhiên, chúng ta không thể ngăn mình khỏi sự lão hoá mà thay vào đó là kiểm soát được quá trình lão hoá của da. Một vấn đề được đặt ra ở đây chính là: “thực phẩm tốt cho da bao gồm những loại nào?”

TÌM HIỂU THÊM
Bong da tay là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị tại nhà

Bong da tay là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị tại nhà

Tay là bộ phận chịu trách nhiệm cầm nắm, tiếp xúc với nhiều vật thể trong các môi trường khác nhau. Điều này dễ dẫn đến tình trạng da tay bị bong tróc và làm mất thẩm mỹ cho đôi tay.

TÌM HIỂU THÊM

CÔNG TY TNHH BAYER VIỆT NAM

Giấy chứng nhận ĐKDN số: 3600359484 do Sở KH&ĐT Tỉnh Đồng Nai cấp ngày 30/08/1997

Địa chỉ trụ sở: Lô 118/4 KCN Long Bình hiện đại (Amata), P. Long Bình, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai

LHA