Chế độ dinh dưỡng cho người đang bị bệnh ngoài da
Một chế độ ăn uống hợp lý đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh da liễu ngoài da. Các bệnh ngoài da thường gặp thường không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh, thường gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy và sự hư tổn trên bề mặt da. Theo các chuyên gia thì ngoài việc tuân thủ các cách điều trị bệnh của chuyên gia da liễu bạn nên thiết lập một chế độ ăn uống giàu các chất dinh dưỡng giúp phòng tránh và điều trị các bệnh ngoài da thường gặp hiệu quả.
1. Chế độ dinh dưỡng cho người bị chàm
Bệnh chàm hay giới y khoa gọi là Eczema là bệnh ngoài da thường gặp trong mùa hè chỉ tình trạng da bị sẩn mụn nước gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.
1.1 Những thực phẩm người bị chàm nên ăn
Bệnh chàm không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh mà còn làm giảm đi sự tự tin của họ trong giao tiếp. Ăn thực phẩm chống viêm có thể giúp giảm bớt hoặc giảm các triệu chứng chàm. Vì vậy để quá trình điều trị da bị nấm hiệu quả hơn, hãy bổ sung các thực phẩm dưới đây trong bữa ăn.
Cá béo
Bạn có thể giảm các triệu chứng bị chàm của mình bằng cách ăn cá béo, chẳng hạn như cá hồi và cá trích. Trong các loại cá này chứa chứa hàm lượng axit béo omega-3 cao, là một chất chống viêm. Theo bác sĩ khuyến cáo, mỗi ngày bạn nên nạp ít nhất 250mg axit béo omega-3 (tốt nhất là từ thực phẩm).
Thực phẩm chứa quercetin
Quercetin là một loại flavonoid - một nhóm các hợp chất thực vật có nhiều tác dụng sinh học và chúng có trong rau, trái cây, ngũ cốc, trà, …Nó cũng là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và thuốc kháng histamin. Điều này có nghĩa là nó có thể làm giảm viêm cũng như mức độ histamin trong cơ thể bạn.
Thực phẩm cao ở Quercetin bao gồm:
- Hành
- Táo
- Nho
- Quả mọng
- Bông cải xanh
- Trái cây như: cam, quýt
- Trà
Thực phẩm chứa men vi sinh
Các thực phẩm chứa men vi sinh như sữa chua, nấm sữa Kefir, dưa bắp cải, tempeh đậu nành, dưa kimchi, súp rong biển Miso, trà nấm thủy sâm, dưa chuột muối, sữa bơ, đậu nành lên men và một số loại phô mai.
1.2 Những thực phẩm người bị chàm nên tránh
Ngoài các thực phẩm bạn nên bổ sung vào bữa ăn của mình thì da bị nấm nên tránh các thực phẩm sau:
- Hải sản: tôm, cua, ghẹ...
- Nội tạng động vật
- Thịt gà
- Thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
- Thực phẩm nhiều đường, muối như: bánh kẹo, đường tinh, mật ong, socola ...
- Thực phẩm được chế biến sẵn như: xúc xích, lạp xưởng, thức ăn đóng hộp có chứa nhiều chất bảo quản, khoáng chất và các chất tăng trưởng không tự nhiên.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa
- Đồ uống có cồn, chất kích thích
2. Chế độ dinh dưỡng cho người bị vảy nến
Biểu hiện của bệnh vảy nến là vùng da xuất hiện các nốt sần và mảng đỏ, xung quanh được bao phủ bởi các vảy da trắng bạc. Các vùng da bị tổn thương có thể mang lại cảm giác ngứa ngáy hoặc gây đau đớn cho người bệnh.
Vảy nến cũng là một bệnh ngoài da thường gặp và nhiều người băn khoăn nếu da bị nấm cần làm gì hay bị nấm da thì phải làm sao? Trước hết bạn cần biết nguyên nhân gây ra nấm da. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến trong đó chế độ ăn uống của là một nguyên nhân gây ra bệnh. Một số loại thực phẩm có thể kích hoạt viêm khắp cơ thể. Ở một số người sự kích thích gây viêm này có thể xảy ra rộng rãi và làm cho các triệu chứng của bệnh vẩy nến trở nên tồi tệ hơn.
2.1 Những thực phẩm người bị bệnh vảy nến nên ăn
Với các bệnh ngoài da như bệnh vảy nến thì một chế độ dinh dưỡng hợp lý đôi khi còn có tác dụng hiệu quả hơn việc sử dụng các loại thuốc đặc trị.
Thực phẩm người bị vảy nến nên ăn:
- Cá biển: nên chọn các loại cá biển chứa nhiều omega-3 như cá hồi, cá thu, cá saba ... Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các thực phẩm chứa omega-3 này có tác dụng ức chế các chất gây viêm của bệnh vảy nến.
- Rau quả có nhiều beta-caroten: như trái bơ, cà rốt và xoài
- Vừng đen: Trong mè đen chứa nhiều dầu béo tương tự như omega-3, cung cấp vitamin E cần thiết cho lớp sợi liên kết dưới da. Ngoài ra mè đen còn có tác dụng chống nhiễm khuẩn, giúp phục hồi vết thương nhanh hơn, ngăn ngừa hiện tượng tróc vảy da và làm giảm các triệu chứng bệnh vảy nến
- Bông cải xanh: Bổ sung thực phẩm làm từ bông cải xanh trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp cung cấp một lượng axit folic
- Ngao sò
- Các loại hạt
- Ăn nhiều hơn dầu ô liu
- Ăn trái cây
2.2 Những thực phẩm người bị bệnh vảy nến nên tránh ăn
Nhiều người khi bị vảy nến thường thắc mắc: “Bệnh vảy nến kiêng ăn gì?” hay “Nếu da bị nấm cần làm gì?” để có câu trả lời bạn hãy đọc tiếp bài viết này.
Người bị vảy nến cần cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm cho chế độ ăn uống của mình, cần tránh những món ăn lạ dễ gây dị ứng như:
- Đồ uống có chất kích thích: rượu, bia, cà phê, trà, thuốc lá, tiêu, ớt...
- Đồ ăn có nhiều chất béo: đường, sữa, mỡ, bơ, chocolate, đồ ngọt tổng hợp...
- Đồ ăn chứa nhiều protein và tanh: tôm, cua, ghẹ, măng, cà, lạp xưởng , xúc xích, gà, đồ hộp, trứng,...
3. Chế độ dinh dưỡng giúp phòng tránh bệnh da liễu
Các chất dinh dưỡng và khoáng chất có trong thực phẩm hàng ngày không chỉ cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động cơ thể mà còn có tác dụng ngăn ngừa và phòng chống các bệnh ngoài da hiệu quả. Để có một làn da khỏe mạnh và cập nhật kiến thức khi bị bệnh ngoài da kiêng ăn gì, bạn cần lưu ý chế độ dinh dưỡng sau đây:
- Vitamin: Các loại vitamin không chỉ có tác dụng giúp duy trì một làn da khỏe khoắn, tươi sáng mà còn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa một số bệnh ngoài da. Để bổ sung vitamin mỗi ngày ngoài việc sử dụng các thực phẩm chức năng thì vitamin cũng có nhiều trong rau xanh và trái cây tươi.
- Protein: có nhiều trong trứng, cá, thịt, sữa, hải sản,.. là một chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc hình thành các kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh trong đó có bệnh ngoài da.
- Glucid và lipid: 2 chất này có tác dụng tổng hợp globulin trong cơ thể (Globulin có vai trò giúp hệ thống miễn dịch nhận diện và vô hiệu hóa các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus). Glucid có nhiều trong các loại ngũ cốc đó là gạo, ngô, đỗ... và lipid có nhiều trong thịt, sữa, trứng, bơ và các chất béo khác.
- Muối khoáng và các chất vi lượng khác: Có tác dụng tổng hợp enzyme, nội tiết tố và kháng thể chống lại các bệnh ngoài da.
Nguồn tham khảo
“Globulin test” – Medline Plus. Truy xuất từ: https://medlineplus.gov/lab-tests/globulin-test/#:~:text=Globulins%20are%20a%20group%20of,%2C%20beta%2C%20and%20gamma%20globulins
“Chế độ dinh dưỡng và da” – Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ: : http://kiemsoatbenhtatphutho.gov.vn/Chuyen-muc-tin/Chi-tiet-tin/tabid/92/t/che-do-dinh-duong-va-da/title/12558/ctitle/454/language/vi-VN/Default.aspx?AspxAutoDetectCookieSupport=1
“Bị vẩy nến: Nên ăn gì, kiêng gì?” - BS. Vũ Lan Anh: https://suckhoedoisong.vn/bi-vay-nen-nen-an-gi-kieng-gi-169105413.htm
“Psoriasis Diet: Foods to Eat and Avoid If You Have Psoriasis” - Margaret Wesdock: https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/psoriasis-diet-foods-to-eat-and-avoid-if-you-have-psoriasis
“Sự thật về những thực phẩm giàu probiotic” – Sức khoẻ đời sống: https://suckhoedoisong.vn/su-that-ve-nhung-thuc-pham-giau-probiotic-16981945.htm
“6 lợi ích sức khỏe của các loại rau củ quả có hàm lượng Quercetin cao” - Mai Hương: https://suckhoedoisong.vn/6-loi-ich-suc-khoe-cua-cac-loai-rau-cu-qua-co-ham-luong-quercetin-cao-169121851.htm
“How to Create an Eczema-Friendly Diet” - Corey Whelan: https://www.healthline.com/health/skin-disorders/eczema-diet
CH-20230421-26