Những bệnh ngoài da thường gặp khi thời tiết nồm ẩm 

Thời tiết nồm ẩm là một trong những nguyên nhân chính khiến cho các bệnh về da tăng lên. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tỏ ra chủ quan, không tới bác sĩ thăm khám kịp thời khiến cho tình trạng bệnh ngày một nặng hơn. Bài viết này của Canesten sẽ chỉ ra các bệnh về da thường gặp trong thời tiết nồm ẩm, hướng dẫn phòng bệnh thời tiết nồm ẩm hiệu quả nhất. 

 

1. Những bệnh ngoài da thường gặp khi thời tiết nồm ẩm 

Thời tiết nồm ẩm gây bệnh gì? Thời tiết nồm ẩm dễ mắc bệnh gì nhất? Là những vấn đề được nhiều người lo lắng, quan tâm. Dưới đây là một số bệnh thường gặp phải. 

1.1 Bệnh thuỷ đậu

Thủy đậu (bệnh trái rạ), được gây ra bởi virus Varicella - Zoster, có thể lây nhiễm nhưng khá lành tính. Bệnh thủy đậu lây truyền từ người sang người qua một số cơ chế trực tiếp gồm: giọt bắn của người bệnh khi sổ mũi, hắt hơi, ho hoặc từ dịch tiết sang người bình thường. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua việc sử dụng chung đồ dùng, vật dụng. 

Khi mới phát bệnh, trên da sẽ xuất hiện những nốt ban, sẩn màu đỏ, gây ngứa…Vì thế, bệnh thủy đậu thường dễ bị nhầm với một số bệnh lý khác. Bệnh này thường xuất hiện trong thời tiết nồm ẩm, bùng phát từ tháng 2 tới tháng 4, 5.

thời tiết nồm ẩm 1

1.2 Bệnh sởi

Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường lây lan trước khi xuất hiện các vết ban đỏ trên da. Virus sởi khi xâm nhập vào cơ thể sẽ trú ngụ ở khu vực sau cổ họng, phổi rồi từ từ lan ra khắp cơ thể, bao gồm da và hệ hô hấp. Người mắc bệnh sởi sẽ có những triệu chứng như: sốt, mắt đỏ, ho, chảy nước mũi, phát ban…

Mặc dù bệnh sởi ít gây tử vong nhưng có thể để lại nhiều biến chứng. Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh này thường rất dễ nhầm với biểu hiện của bệnh Rubella (sởi Đức). Phát ban của sởi cũng dễ nhầm với phát ban dị ứng nên người bệnh thường rất chủ quan.

thời tiết nồm ẩm 1

1.3 Viêm nhiễm vùng kín

Thêm một đáp án cho câu hỏi “thời tiết nồm ẩm dễ mắc bệnh gì?” chính là bị viêm nhiễm vùng kín. Trời nồm với nhiệt độ thấp, độ ẩm cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật, nấm, vi khuẩn gây bệnh phát triển ở “vùng kín". Bệnh viêm nhiễm không chỉ khiến chúng ta cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu mà còn dẫn tới các căn bệnh nguy hiểm, thậm chí là vô sinh. 

Chứng bệnh viêm nhiễm vùng kín thường gặp trong thời tiết nồm ẩm như gồm: viêm âm đạo do nấm, viêm âm họ do nấm, nhiễm khuẩn vùng kín. Biểu hiện rõ nhất là tình trạng ngứa ngáy ở vùng kín, tiếp sau đó là khí hư thay đổi, có màu sắc bất thường, đặc quánh cùng mùi khó chịu. 

thời tiết nồm ẩm 3

1.4 Viêm da, dị ứng da

Theo các chuyên gia y tế, thời tiết nồm ẩm dễ làm cho da bị ẩm, bóng gây viêm da, dị ứng khó chịu, nhất là những người có làn da nhạy cảm. Thêm vào đó, độ ẩm trong không khí còn giúp cho các vi khuẩn và nấm mốc phát triển, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh da liễu như: nổi mẩn, mề đay, eczema, viêm da, dị ứng, ngứa ngáy…

2. Cách phòng bệnh ngoài da khi trời nồm ẩm 

Sau khi đã giải đáp thắc mắc “thời tiết nồm ẩm mắc bệnh gì” với các nội dung bên trên, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách phòng bệnh thời tiết nồm ẩm hiệu quả nhất, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. 

2.1 Giữ vệ sinh môi trường sống

Giữ môi trường sống sạch, thường xuyên vệ sinh nhà cửa là một biện pháp phòng bệnh thời tiết nồm ẩm hữu hiệu. Hãy sắp xếp những đồ vật dễ bị ẩm mốc lên cao, không để cho chúng tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Ngoài ra, bạn nên đóng kín các cửa và không nên sử dụng thảm trải sàn. Sử dụng các loại khăn có khả năng thấm, hút nước tốt để lau khô sàn nhà. Nếu gia đình bạn sử dụng thảm trải sàn cần thường xuyên làm sạch, hút ẩm để các thành viên không mắc phải bệnh ngoài da, viêm da. Thêm vào đó, bạn có thể sử dụng điều hòa không khí hoặc máy hút ẩm để giữ cho nhà cửa luôn khô ráo. 

thời tiết nồm ẩm 4

2.2 Vệ sinh thân thể và đồ dùng cá nhân

Trong những ngày thời tiết nồm ẩm, mọi người cần giữ vệ sinh thân thể , đồ dùng cá nhân. Giữ vệ sinh thân thể bằng cách tắm rửa và thay quần áo mỗi ngày. Nếu nhiệt độ thấp, bạn nên tắm bằng nước ấm, không nên tắm nước quá nóng hay quá lạnh. Không nên mặc quần áo còn ẩm ướt, đặc biệt là đồ lót vì nó có thể gây bệnh cho da và viêm nhiễm vùng kín. 

2.3 Chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh

Ngoài ra, mọi người cũng cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống, luyện tập lành mạnh để phòng tránh các bệnh về da. Nên ăn thức ăn đã nấu kỹ, uống nước sôi, hạn chế ăn các đồ gỏi, tái, sống để giữ an toàn cho hệ tiêu hóa. Ăn nhiều trái cây, rau xanh thay vì nạp nhiều chất đạm, béo. Bạn cũng nên kết hợp luyện tập thể dục, vận động mỗi ngày để nâng cao thể trạng. 

Xem thêm: Những điều cần biết về nguy cơ bị nấm da chân khi chơi thể thao

thời tiết nồm ẩm 5

2.4 Đến gặp bác sĩ hoặc sử dụng các sản phẩm ngăn ngừa lây lan bệnh ngoài da

Thời tiết nồm ẩm thường dễ bùng phát các bệnh về da. Khi thấy trên da xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ như viêm da, nấm da, nấm da tay, viêm nang lông, ghẻ hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra và có hướng điều trị thích hợp. 

Có thể sử dụng một số loại thuốc để ngăn ngừa, điều trị các bệnh về da như: thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc kháng Histamin. Dù vậy nhưng sử dụng loại thuốc nào cần tuân theo chỉ định từ bác sĩ vì chúng có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Bạn cũng có thể sử dụng những loại thuốc khác như: thuốc mỡ, steroid, kháng sinh để bôi lên da. 

thời tiết nồm ẩm 3

Bài viết đã chỉ ra những căn bệnh thường gặp phải vào thời tiết nồm ẩm, hướng dẫn mọi người cách phòng tránh hiệu quả. Hy vọng thông tin sẽ hữu ích, giúp bạn và người thân có một cơ thể khỏe mạnh trong mùa dịch bệnh. 

Nguồn tham khảo: 

“Cách điều trị và phòng tránh bệnh ngoài da thường gặp”: https://suckhoedoisong.vn/cach-dieu-tri-va-phong-tranh-benh-ngoai-da-thuong-gap-169220824143050154.htm

“Phòng bệnh cho trẻ khi trời nồm ẩm": http://soytecaobang.gov.vn/truyen-thong-gdsk/phong-benh-cho-tre-khi-troi-nom-am-897722

“Da ngứa ngáy, dị ứng khi trời nồm ẩm: Phải làm gì?”: https://suckhoecong.vn/da-ngua-ngay-di-ung-khi-troi-nom-am-phai-lam-gi-d58439.html

“Cách vệ sinh vùng kín khi trời nồm ẩm": https://suckhoedoisong.vn/cach-ve-sinh-vung-kin-khi-troi-nom-am-uot-16992184.htm

“Biến chứng của sởi và cách phòng tránh": https://soyte.hanoi.gov.vn/kham-chua-benh-pho-bien-kien-thuc-y-hoc/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/bien-chung-cua-soi-va-cach-phong-tranh

“Bệnh thủy đậu: Triệu chứng, biến chứng, cách điều trị và một số lưu ý” : https://suckhoedoisong.vn/benh-thuy-dau-trieu-chung-bien-chung-cach-dieu-tri-va-mot-so-luu-y-169220404193439639.htm

CH-20230414-24

CÔNG TY TNHH BAYER VIỆT NAM

Giấy chứng nhận ĐKDN số: 3600359484 do Sở KH&ĐT Tỉnh Đồng Nai cấp ngày 30/08/1997

Địa chỉ trụ sở: Lô 118/4 KCN Long Bình hiện đại (Amata), P. Long Bình, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai

LHA