Da tay bị ngứa có sao không ? Cách chăm sóc da tay mềm mịn
Có rất nhiều cách chăm sóc da tay tại nhà, nhưng nếu không tìm hiểu kỹ có thể gây tình trạng ngứa kéo dài. Điều này khiến cho vùng da tay bị tổn thương, ảnh hưởng không tốt đến sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. Vậy cách chăm sóc da tay tại nhà như thế nào là hiệu quả? Trong bài viết dưới đây, Canesten Việt Nam sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề này.
1. Ngứa da tay, da chân thì có bệnh gì không ?
Ngứa da tay, da chân là hiện tượng phổ biến mà hầu như ai cũng từng gặp phải trong đời. Hiện tượng này có thể bị gây ra bởi thời tiết. dị ứng, do tiếp xúc với hoá chất,... Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo về bệnh lý ngoài da hoặc bệnh lý xuất hiện bên trong cơ thể. Ngoài ra, ngứa da tay, chân còn cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn như: ghẻ lỡ, nấm da, tiểu đường, các bệnh lý về thần kinh,…
Nếu bạn gặp phải triệu chứng quá nặng thì nên đến gặp bác sĩ để sớm phát hiện được nguyên nhân chính gây nên tình trạng ngứa ngáy ở da.
2. Các thói quen sinh hoạt khiến da tay, da chân bị ngứa
Bên cạnh những tác động do thời tiết, môi trường thì nguyên nhân khiến da tay, da chân luôn có cảm giác ngứa là do thói quen sinh hoạt. Cùng điểm qua 3 thói quen căn bản, phổ biến làm cho da tay, da chân bị ngứa ngáy, khó chịu sau đây:
2.1 Không cắt và vệ sinh móng tay
Bạn có biết để móng tay dài cũng là nguyên nhân khiến bạn gặp các bệnh lý về da hay không? Tay là bộ phận gần như hoạt động hàng ngày và phải tiếp xúc với vô vàn đồ vật khác nhau. Vậy nên có đến hàng trăm con vi khuẩn đang trú ngụ ở các kẽ ngón tay bạn và đang lăm le khiến cho làn da bạn bị tổn thương. Việc cắt và vệ sinh móng tay sẽ giúp bạn loại bỏ các chất bẩn còn bám lại ở các kẽ ngón tay và loại bỏ các vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó nếu bạn thường xuyên vệ sinh móng tay thì có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt bạn nên chú ý những cách chăm sóc da tay bị khô để tránh tình trạng bị vảy nến.
2.2 Không giữ vệ sinh cá nhân và sử dụng vật dụng vệ sinh chung với người khác
Giữ vệ sinh các vật dụng cá nhân là việc làm không thể thiếu của mỗi người, nhằm giảm đáng kể sự sinh sôi của các vi khuẩn bên ngoài môi trường, hạn chế mắc các bệnh về da, bệnh lý bên trong cơ thể.
Sử dụng chung vật dụng vệ sinh với người khác cũng là thói quen xấu, cần được loại bỏ. Đôi khi việc bạn chia sẻ, cho người khác cùng dùng chung các vật dụng cá nhân của mình cũng khiến lượng vi khuẩn, vi nấm tích tụ gia tăng. Là những thứ luôn đi cùng ta gần như là 24/7 như điện thoại, tai nghe, khăn rửa mặt,... chúng phục vụ cho nhu cầu của chúng ta hàng ngày thì chúng ta cũng có nghĩa vụ chăm sóc, giữ cho “bản thân chúng” được sạch sẽ, tạo môi trường an toàn cho sinh hoạt hàng ngày của bản thân mình. Đây là một cách chăm sóc da tay tại nhà hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.
2.3 Không dưỡng ẩm da tay, da chân
Việc không dưỡng ẩm da tay, chân cũng là nguyên nhân khiến cho da khô và ngứa. Một trong những cách chăm sóc da tay và chân tại nhà đó chính bôi kem dưỡng ẩm. Những loại kem dưỡng ẩm tốt sẽ làm giảm bớt các triệu chứng ngứa, rát cho da.
Những dấu hiệu, triệu chứng của da khô gồm có:
Da xuất hiện vảy hoặc bong tróc da tay, sờ vào thấy thô ráp
Ngứa hơn mức bình thường
Với những người có làn da sẫm màu da sẽ xám hoặc trở nên sần sùi
Các vết nứt trên da rất dễ bị chảy máu
Nứt nẻ môi, da
Cấp ẩm không chỉ giúp da trở nên mịn màng, căng bóng mà còn ngăn ngừa sự tấn công từ vi khuẩn, tia UV ngoài môi trường. Thêm vào đó, những vết nứt trên da có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng da, bị nấm da tay. Các bác sĩ da liễu có thể kê đơn thuốc hoặc kem dưỡng ẩm để bạn thoa trực tiếp lên da.
3. Các bệnh lý về da khi không giữ vệ sinh đúng cách
Bệnh ngoài da thường gây ra sự khó chịu cho các bệnh nhân, dễ lây lan và khó điều trị dứt điểm. Một số bệnh lý về da nếu như bạn không biết vệ sinh đúng cách, điển hình như:
Nấm da: khả năng lây lan và tái phát rất cao
Viêm da cơ địa: là bệnh lý ngoài da thường gặp nhất ở trẻ em, có thể do di truyền hoặc do các yếu tố môi trường gây nên.
Bệnh vẩy nến: xuất hiện nhiều ở nam giới, tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại làm mất thẩm mỹ tổng thể khiến nhiều người trở nên tự ti.
Nổi mề đay: càng gãi nhiều tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng và gây nên viêm da cơ thể.
Bệnh ghẻ: do một loại ký sinh trùng gây nên, diễn ra nhiều vào mùa xuân - hè.
Mụn cóc: thường vô hại, không gây đau.
Chăm sóc da tay, da chân, và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ luôn là những vấn đề được đưa ra bàn luận đặc biệt là ở phái nữ. Chăm sóc tốt và xây dựng được thói quen vệ sinh mỗi ngày sẽ giúp phòng ngừa các bệnh lý về da, tránh tình trạng ngứa ngáy diễn ra. Mong rằng những nội dung được chia sẻ trên đây của Canesten sẽ giúp cho bạn có thêm những thông tin bổ ích về chăm sóc làn da của mình tại nhà.
Nguồn tham khảo
“Ngứa chân tay về đêm cảnh báo bệnh lý gì?" - Sở y tế Nam Định: https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/ngua-chan-tay-ve-dem-canh-bao-benh-ly-gi-4513
“Một số bệnh ngoài da dễ mắc vào mùa đông" - Bộ Y Tế: https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/mot-so-benh-ngoai-da-de-mac-vao-mua-ong?inheritRedirect=false
“Tại sao da ngứa?" - Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng: https://ksbtdanang.vn/nghien-cuu-khoa-hoc/tai-sao-da-bi-ngua-952.html
CH-20230420-62