Những thông tin bạn cần biết về nấm da tay

Nấm da tay là bệnh da liễu phổ biến ở người lớn và thanh thiếu niên. Vậy, nấm da tay có lây không? Điều trị nấm da tay như thế nào? Mời bạn tìm hiểu các thông tin về bệnh nấm da tay được đề cập trong bài viết dưới đây. 

1. Nguyên nhân gây nấm da tay

Nấm da tay là dạng viêm da có thể kèm theo tổn thương, thường gặp ở mọi đối tượng. Nguyên nhân gây nấm da tay đó là do các vi nấm gây ra. Hoặc do thường xuyên tiếp xúc với nước, làm việc liên quan đến chất tẩy rửa... tạo điều kiện cho vi nấm phát triểm quá mức. Đặc biệt, chất tẩy rửa là yếu tố phát nấm phổ biến, nhất là những người có cơ địa dị ứng. 

2. Biểu hiện của bệnh nấm tay 

Biểu hiện bệnh nấm da tay phổ biến gồm: 

  • Những mảng nấm da có nhiều vòng tròn cùng với khoảng trống nằm ở giữa, có thể nổi trên da. 
  • Có những mảng tròn trên mu bàn tay, gây cảm giác ngứa ngáy 
  • Lớp da trong lòng bàn tay dày lên và cực kỳ khô
  • Tại vùng da sẫm màu, những mảng nấm có thể có màu nâu hoặc xám 
  • Tại lòng bàn tay có những vết nứt sâu hoặc vảy trắng 

3. Các loại nấm da tay thường gặp

Nấm da tay xuất hiện ở nhiều dạng. Sau đây là các loại nấm da tay thường gặp:

  • Nấm móng tay: là tình trạng viêm nhiễm do nấm, thường gặp phải ở những người có bàn chân, tay thường xuyên tiếp xúc trong môi trường ẩm ướt như: đầu bếp, nông dân, thợ cắt tóc gội đầu, chăn nuôi, rửa xe… Nấm bắt đầu xâm nhập vào từ bờ bên, bờ tự do rồi đi sâu vào mầm móng. Bệnh nấm móng khiến cho nhiều người cảm thấy khổ sở vì gây đau ngứa, khó chịu và ảnh hưởng tới thẩm mỹ. 
  • Nấm kẽ tay: bệnh thường biểu hiện với triệu chứng là kẽ thứ 3-4 của ngón tay có những nốt mụn nước nhỏ, không gây cảm giác ngứa ngáy. Những mụn này có thể tự vỡ hoặc vỡ do tác động bên ngoài và bong vảy gây khó chịu. Các tổn thương do nấm kẽ tay lặp đi lặp lại nhiều lần. Nếu bị bội nhiễm, những triệu chứng này sẽ trở nên nặng hơn như lở loét, nứt da kèm dịch, mủ. Những vùng da ở ngón tay sưng to hơn và đau rát. 

4. Các phương pháp phòng ngừa và điều trị nấm da tay

4.1 Phương pháp phòng ngừa

  • Giữ gìn vệ sinh tốt cũng là cách giúp bạn giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh, phòng ngừa bệnh nấm tay lây lan. Các vi nấm thường phát triển trong môi trường ấm, ẩm ướt nên việc giữ cho làn da luôn khô thoáng, sạch sẽ là điều quan trọng nhất. 
  • Chăm sóc móng tay, cắt tỉa móng sạch sẽ, gọn gàng. 
  • Khi đang điều trị nấm da, bạn không nên xúc chạm ở nơi công cộng vì có thể lây truyền bệnh cho người khác. 
  • Rửa, lau tay thật kỹ sau khi tiếp xúc với những vùng da bị nhiễm nấm, sau khi sử dụng thuốc trị nấm da hoặc sau khi chạm vào đồ vật, bề mặt có thể chứa vi nấm. 
  • Nếu không may bị nấm da chân, bạn nên điều trị một cách nhanh chóng và dứt điểm. Điều này ngăn nấm lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể, bao gồm đôi tay và cả thân mình. 

4.2 Cách điều trị nấm da tay

Tùy theo tình tình trạng nhiễm nấm ở từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra cách trị nấm da tay cụ thể. Trong đó, sử dụng thuốc kháng nấm do bác sĩ kê đơn được xem là phương pháp điều trị phổ biến, hiệu quả nhất. Một vài loại thuốc bôi trị nấm da bao gồm: clotrimazole và miconazole. Đối với những trường hợp nấm liên quan tới móng tay hoặc một vùng lớn của cơ thể, bác sĩ có thể kê thuốc kháng nấm đường uống. Một số trường hợp nên sử dụng thuốc điều trị nấm đường uống như:

  • Tái nhiễm nấm da tay nhiều lần 
  • Hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu 
  • Sử dụng thuốc bôi kháng nấm nhưng không hiệu quả 

5. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc da tay

5.1 Không dùng chung vật dụng với người khác

Để không bị lây nhiễm nấm, bạn cần tránh dùng chung dụng cụ làm móng với móng khỏe và móng bị nấm. Bạn có thể trang bị cho mình một bộ dụng cụ làm móng riêng hoặc mang dao cạo cá nhân khi tới các tiệm làm đẹp. Cần đảm bảo các dụng cụ ở các tiệm làm đẹp đã được làm sạch, khử trùng kỹ lưỡng sau mỗi lần sử dụng.

Tránh dùng chung dụng cụ làm móng với người khác

5.2 Sử dụng dụng cụ bảo vệ khi tiếp xúc với nước

Bạn nên hạn chế để da tiếp xúc với nước, những hóa chất ở các loại dung dịch tẩy rửa (xà phòng, nước rửa bát, nước tẩy nhà vệ sinh), chúng sẽ ăn mòn da tay. Khi phải thường xuyên tiếp xúc với nước hoặc các hóa chất, hãy sử dụng găng tay chuyên dụng để đảm bảo an toàn cho da tay. 

5.3 Giữ cho tay luôn khô ráo và sạch sẽ

Đôi tay khô ráo, sạch sẽ cũng giúp ngăn ngừa các loại nấm về da tay. Bàn tay rất dễ bám bẩn khi tiếp xúc với môi trường đất. Bên cạnh đó, tay cũng có thể bị dính bẩn sau khi làm việc. Vì thế, bạn cần thường xuyên với các loại nước rửa tay dịu nhẹ. Không nên sử dụng các loại xà phòng có nhiều hương liệu, có tính năng diệt khuẩn mạnh… Chúng sẽ khiến cho da tay bị khô. Rửa xong nên lau tay bằng khăn bông mềm sạch.

Bên cạnh việc giữ cho mình một đôi tay sạch, bạn nên cắt tỉa và loại bỏ phần da thừa xung quanh để đôi tay trông sạch, đẹp hơn. Rửa tay sạch hàng ngày vẫn chưa đủ, bạn nên tẩy da chết 1 lần/tuần để loại bỏ những tế bào chết ẩn sâu trong lỗ chân lông. Tẩy tế bào chết cũng giúp cho làn da trở nên mềm mỏng, hấp thụ tối đa dưỡng chất thường thoa lên để nuôi dưỡng da tay. 

Toàn bộ thông tin về nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị, phòng ngừa nấm da tay đã được tổng hợp đầy đủ trong bài viết. Bệnh nấm da tay có thể gây ra sự khó chịu, ngứa ngáy cho người bệnh. Do đó, bạn cần đi kiểm tra để được điều trị từ đầu, hạn chế sự lây lan, phát triển của nấm. 

Nguồn tham khảo:

*Tham khảo: “Cách chăm sóc da tay mềm mịn” – Sức khỏe & Đời sống 

Truy xuất từ: 

https://suckhoedoisong.vn/cach-cham-soc-da-tay-mem-min-169230609124457857.htm

*Tham khảo: “ Viêm da bàn tay và bàn bàn chân” – MSD Manual 

Truy xuất từ: 

https://www.msdmanuals.com/vi-vn/chuy%C3%AAn-gia/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-da-li%E1%BB%85u/vi%C3%AAm-da/vi%C3%AAm-da-b%C3%A0n-tay-v%C3%A0-b%C3%A0n-ch%C3%A2n

*Tham khảo: “ Tinea Manuum” – Healthline 

Truy xuất từ: 

https://www.healthline.com/health/tinea-manuum#symptoms

*Tham khảo: “Nấm móng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị” – Sức khỏe & Đời sống 

Truy xuất từ: 

https://suckhoedoisong.vn/nam-mong-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-1692202222129038.htm

*Tham khảo: “Nấm kẽ ở trẻ hay bị ở đâu và có biểu hiện như thế nào” – Sức khỏe & Đời sống

Truy xuất từ: 

https://suckhoedoisong.vn/nam-ke-o-tre-hay-bi-o-dau-va-co-bieu-hien-the-nao-169230203225537867.htm

*Tham khảo: “Preventing fungal nail infections, “do” and “don’t” – NHS.UK 

Truy xuất từ:

https://www.nhs.uk/conditions/fungal-nail-infection/

*Tham khảo: “Preventing fungal nail infections” – NHS.UK 

Truy xuất từ:

https://www.nhs.uk/conditions/fungal-nail-infection/

CH-20240604-103

CÔNG TY TNHH BAYER VIỆT NAM

Giấy chứng nhận ĐKDN số: 3600359484 do Sở KH&ĐT Tỉnh Đồng Nai cấp ngày 30/08/1997

Địa chỉ trụ sở: Lô 118/4 KCN Long Bình hiện đại (Amata), P. Long Bình, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai

LHA