Nấm chân là gì?
Bệnh nấm chân (còn được gọi là nấm kẽ chân) là một bệnh ngoài da do nhiễm nấm, rất dễ lây lan và có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến da chân nhưng cũng có thể lan sang móng chân, thậm chí là cả bàn tay.
Nấm chân thường khởi phát với triệu chứng ngứa lòng bàn chân. Bệnh rất dễ lây lan nếu tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, nằm chung ga trải giường, dùng chung khăn tắm hoặc chạm vào quần áo của người nhiễm nấm, đi chân trần ở những khu vực chung như phòng tập thể dục, hồ bơi, phòng thay quần áo... Bạn có thể mắc các bệnh về da chân nếu vùng da này đang bị tổn thương hoặc đổ mồ hôi chân nhiều, chân bị ướt thường xuyên. Nấm phát triển mạnh trong điều kiện ẩm thấp, vì vậy bạn nên tránh mang vớ và giày không khô ráo. Bệnh nấm chân thường xảy ra ở các vận động viên hay ở những người chơi thể thao cũng vì lẽ đó.
Nấm chân có xu hướng phát triển giữa các ngón chân (hay còn gọi là nấm kẽ chân) nhưng bệnh cũng có thể xuất hiện ở lòng bàn chân và hai bên bàn chân. Bệnh thường bắt đầu ở một hoặc cả hai bàn chân, rất dễ vô tình làm lây lan sang tay hoặc các vùng da khác trên cơ thể nếu cào gãi.
Triệu chứng bệnh nấm chân
-
Bạn là người cao tuổi hoặc đang mang thai. Thuốc chống nấm có thể không phù hợp với bạn nên bác sĩ có thể chỉ định một liệu pháp thay thế khác.
-
Bệnh gây nhiều khó chịu, bất tiện cho bạn.
-
Da bàn chân ửng đỏ, có cảm giác nóng và đau nhiều. Những dấu hiệu này có thể đến từ một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn là bệnh nấm da chân.
-
Bạn bị tiểu đường. Các vấn đề về chân ở người bị tiểu đường thường nghiêm trọng hơn. Bệnh nấm chân có thể dẫn đến các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác.
-
Hệ miễn dịch của bạn đang suy yếu.4
Cách ngăn ngừa nấm chân
Nếu bạn nghi ngờ mình có nguy cơ bị nhiễm bệnh nấm da chân, nấm kẽ chân,hãy thực hiện những nguyên tắc đơn giản như sau đây để hạn chế lây nhiễm hoặc ngăn ngừa bệnh tái phát.
Bạn nên:
- Luôn lau khô chân cẩn thận, đặc biệt là vùng kẽ chân. Thấm lau nhẹ nhàng, tránh chà xát.
- Thay vớ sạch mỗi ngày, thay thường xuyên hơn nếu thời tiết nóng hoặc sau khi chơi thể thao. Tốt nhất, hãy lựa chọn vớ có chất liệu cotton.
- Khi ở nhà, cần hạn chế mang tất vớ, giày dép để da chân thông thoáng.
- Sử dụng khăn riêng để lau chân, giặt phơi khăn thường xuyên.
- Mang giày xăng-đan (giày hở ngón chân) nếu được.5
Bạn nên tránh:
-
Làm xước vùng da đang nhiễm nấm để tránh làm lây nhiễm sang các vùng da khác trên cơ thể.
-
Đi chân trần, nhất là ở những địa điểm công cộng ẩm ướt như phòng tắm hơi, phòng thay đồ hồ bơi...
-
Dùng chung khăn tắm, vớ hoặc giày với người khác
-
Mang cùng một đôi giày trong hai ngày liên tục.
-
Mang giày chật, làm chân nóng và đổ mồ hôi.6
NGUỒN THAM KHẢO
- Check if you have athlete's foot, in: https://www.nhs.uk/conditions/athletes-foot/
- Tinea Pedis, in: Hainer, B.L., Dermatophyte Infections, in: American Family Physician 2003, vol. 67, Number 1
- A pharmacist can help with athlete's foot, in: https://www.nhs.uk/conditions/athletes-foot/
- See a GP if…, in: https://www.nhs.uk/conditions/athletes-foot/
- How you can help treat and prevent athlete's foot yourself, in: https://www.nhs.uk/conditions/athletes-foot/
- Ibid.