Nhiễm nấm da mặt có nguy hiểm không và những điều bạn cần biết

Bệnh nấm da mặt là một trong nhiều thể nhiễm nấm ở vùng thượng bì da, đặc trưng bởi ngứa, tổn thương thương là ban đỏ hình tròn, thường lành ở chính giữa và lan ra xung quanh. Mặc dù bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, gây mất tự tin trong giao tiếp và giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Vì thế, bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết bệnh nhiễm trùng nấm da mặt có nguy hiểm không, nấm da mặt có lây không và cách ngăn ngừa, điều trị hiệu quả1.

Nấm da ở mặt
Nấm da mặt nguy hiểm

1. Nhiễm nấm da mặt

Nhiễm nấm da là một thể thường gặp của hắc lào.  . Nhiễm nấm da mặt (tinea faciei), còn được gọi là nấm da mặt hoặc bệnh hắc lào ở mặt, là một bệnh nhiễm nấm phổ biến. 

Để trả lời bệnh nấm da mặt có lây không, câu trả lời là có. Nhiễm trùng da mặt có thể lây sang người khi tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm bệnh, động vật bị nhiễm bệnh hoặc vật dụng bị ô nhiễm (như khăn tắm).

Đối tượng nào có nguy cơ bị nấm da mặt nhất?

Bệnh nấm da mặt có thể gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính. Tuy nhiên, nó phổ biến hơn ở người ở những vùng khí hậu ấm và ẩm ướt hơn. Đặc biệt, bệnh thường gặp ở người lớn trong độ tuổi từ 20–40.

Những người có hệ thống miễn dịch yếu như mắc bệnh đái tháo đường, bệnh máu trắng, … có nhiều khả năng mắc bệnh nấm da mặt hơn.

Ở trẻ em và hầu hết phụ nữ, bệnh nấm da mặt có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên khuôn mặt. Đối với cả nam giới và phụ nữ, hắc lào còn có nguy cơ bị trên phần có râu của khuôn mặt vì ở vùng này thường dễ tiết mồ hôi tạo điều kiện cho nấm phát triển2.

2. Dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng da mặt

Các vị trí phổ biến nhất của bệnh nấm da mặt thường gặp phải bao gồm:

  • Mũi
  • Cằm
  • Trán

Bệnh nhiễm trùng nấm da mặt thường xuất hiện dưới dạng một hoặc nhiều mảng vảy có màu hồng đến đỏ, kích thước từ 1 đến 5 cm. Bờ của vùng da bị ảnh hưởng có thể nổi lên và có các mụn nước hoặc vảy, vùng da ở giữa thường lành Đặc trưng của bệnh bệnh nấm da mặt là thường xuất hiện ngứa, tổn thương ban đỏ hình tròn với vùng da lành ở chính giữa. Nấm da mặt có thể gây ngứa, và có thể bị nặng hơn sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
 

3. Biện pháp khắc phục

Nếu nghi ngờ mình bị nhiễm trùng nấm da mặt, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có liệu trình điều trị phù hợp. Thông thường, nếu trường hợp nhẹ, bạn có thể được bác sĩ hướng dẫn tự điều trị tại nhà với các loại kem chống nấm không kê đơn ví dụ như:

  • Clotrimazole
  • Terbinafine
  • Miconazole3

Khi nào bạn cần đến thăm khám trực tiếp tại cơ sở ý tế?

Nếu như các tổn thương không cải thiện sau thời gian khuyến nghị, bạn hãy đến gặp trực tiếp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh nhiễm trùng nấm da mặt, bạn cần có chế độ chăm sóc da lành mạnh và an toàn như không sử dụng chung khăn với người khác, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng mặt, không chạm tay lên mặt,....3

NGUỒN THAM KHẢO

  1. Đổi thuốc nào khi bị nấm da mặt. Truy xuất từ: https://suckhoedoisong.vn/oi-thuoc-nao-khi-bi-nam-da-mat-16991682.htm
  2. Ringworm, Facial (Tinea Faciei). Truy xuất từ: https://www.skinsight.com/skin-conditions/adult/tinea-faciei-ringworm-of-face.
  3. Facial Yeast Infections: Causes and Treatment. Truy xuất từ: https://www.healthline.com/health/yeast-infection-on-face.

CH-20220307-67

CÔNG TY TNHH BAYER VIỆT NAM

Giấy chứng nhận ĐKDN số: 3600359484 do Sở KH&ĐT Tỉnh Đồng Nai cấp ngày 30/08/1997

Địa chỉ trụ sở: Lô 118/4 KCN Long Bình hiện đại (Amata), P. Long Bình, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai

LHA